![]() |
Mũ bảo hiểm bán ngoài lề đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức (chụp chiều 22/8) - Ảnh: Linh Hoàng |
Nhập nhèmchất lượng MBH
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, dọc các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Đỗ Xuân Hợp (Q.9), Nguyễn Trãi (Q.1, Q.5), Kinh Dương Vương... MBH thời trang, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn được bày bán công khai, gần như không bị cơ quan chức năng kiểm tra hoặc xử lý. Khi PV ghé vào một cửa hàng bán MBH trên đường Đỗ Xuân Hợp (Q.9), chị Nguyễn Thị Oanh - chủ cửa hàng cho biết, có rất nhiều loại và mức giá khác nhau. Cao nhất gần 500.000 đồng/chiếc, nhưng cửa hàng chủ yếu bán kiểu mũ thời trang, giá rẻ (từ 30.000-70.000 đồng/chiếc), được nhiều thanh niên chuộng.
Ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM cho biết, hiệncác đối tượng sản xuấtMBH kém chất lượngvẫn đối phó bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. Chẳng hạn, có cơ sởsản xuấtMBH trên nhãn hàng hóa thểhiện đầy đủ tên và địa chỉ sản xuất nhưng thực tế tên và địa chỉ này không có thật.
Ngoài ra, việc sản xuất các linh kiện, phụ kiệnMBHkém chất lượng để cung cấp cho các đơn vị sản xuất đang diễn ra phổ biến. Các đối tượng còn tự mua linh kiện, phụ kiện về lắp ráp thànhMBHđể mang đi tiêu thụ mà không cần phải đăng ký kinh doanh, không qua khâu thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy theo quy định.
Cũng theo ông Kiếm, tại các huyện ngoại thành còn có tình trạng thuê nhà trọ để tổ chức lắp rápMBHkém chất lượng, bán giá rẻ. Các cơ sởnày mua các thành phần, phụ kiện rời trên thị trường để lắp ráp mũ kém chất lượng, dán nhãn hàng hóa, dấu hợp quy giả cơ sở khác hoặc ghi địa chỉ không có thật. Vì vậy, công tác kiểm tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
Để nhận biết MBH thật, ông Kiếm cho biết, MBH cho người điều khiển, ngồi trên xemô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng và có cấu tạo đủ 3 bộ phận: Vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo đã được chứng nhận hợp quy. MBH phải được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định củapháp luật.
Kiến nghị rà soátquy chuẩn MBH
Trao đổi vớiBáo Giao thông,ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban ATGT TP.HCM cho biết,theo Nghị định số 171/2013, CSGT xử phạt người ngồi trênmô tô, xe máy không đội MBH hoặc đội mũ không đúng quy chuẩn kỹ thuật, không cài dây… Nhưng trên thực tế từ trước đến nay, cơ quan chức năng rất ít xử phạt trường hợp nào đội MBH không đạt chuẩn. Các ngành chức năng mới chỉ khuyến cáo người dân mua MBH đạt chuẩn để tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình. Hiện nay, tình trạng sản xuất các linh kiệnMBHkém chất lượng để cung cấp cho các cơ sở lắp ráp diễn ra khá phổ biến.
Ngày 22/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đã ký văn bản kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soátquy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềMBHdành cho người đimô tô, xe máy. Trong đó, cần quy định thêm các yêu cầu kỹ thuật đối với các linh kiện (vỏ mũ, mút, xốp lót mũ) dùng để lắp rápMBH. Đồng thời, UBND TP cũng kiến nghị Bộ Công an và BộGTVTnghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành quy định chế tài đối với các trường hợp người ngồi trênmô tô, xe gắn máy đội mũ không phải làMBHdành cho người tham gia giao thông bằngmô tô, xe máy.
Liên quan đến việc TP.HCM kiến nghị chế tài đối với người đội MBH không đạt chuẩn, TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông tại TP.HCMcho rằng, để thực hiện được thì ngay từ đầu cơ quan chức năng phải thống kê được số liệuTNGTliên quan đến việc đội MBH kém chất lượng. Sau đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận biết MBH kém chất lượng, ảnh hưởng đến tính mạng người dân như thế nào, từ đó việcxử phạtmới hiệu quả.
Tuy nhiên, phạt người lưu thông trên đường mới chỉ là phần ngọn, chưa giải quyết tận gốc của vấn đề trong khi những cơ sở sản xuất MBH không đạt chất lượng vẫn mọc lên nhan nhản.
TheoChi cục Quản lý thị trường, trên địa bàn TP.HCMcó 713 cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàngMBH, trong đó có 44 cơ sở sản xuất, 564 cơ sở kinh doanh cố định, 87 điểm bán trên vỉa hè và 18 xe đẩy lưu động.Từ năm 2013 đếnhết tháng6/2016,lực lượngnàyđã tiến hành kiểm tra 676 vụ,trong đócó 298 vụ buôn bánMBHkhông có chứng từ hóa đơn,nguồn gốc, xuất xứ vàMBHnhập lậu, không chứng nhận hợp quy;11 vụ bán mũ giả nhãn hàng hóa, địa chỉ sản xuất không có thật. Qua đó,Chi cục Quản lý thị trườngđã phạt tiền160triệuđồng,tịch thu tiêu hủy 58.788MBHcác loại, 97.250 phụ liệu và 69kg phụ liệu, thành phần các loại. Tổng trị giá hàng hóa vi phạmgần 3 tỷ đồng. Điểm i, điểm k, Khoản 3 Điều 6,Nghị định 46quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội MBH cho người đimô tô, xe máy hoặc đội MBH cho người đimô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trênđường bộ. Thông tư 23/2008 của Bộ Công an cho phép CSGT phạt tiền 200.000 đồng đối với những người lái và ngồi saumô tô, xe máy mà không cài quai MBH đúng quy cách. Cũng trong năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy chuẩn MBH QCVN 2: 2008/BKHCN nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng MBH và công bố nhiều loại MBH đạt tiêu chuẩn quy định để người sử dụng biết và lựa chọn. T.D |
Xem thêm video:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận